Halloween và Toussaint, lễ hội và nghĩa trang

Con bé ở lễ hội Halloween về, mặt trông rất ác và dễ sợ. Mắt đen thui, môi đỏ chét đi kèm với một dòng máu bằng màu vẽ chảy dài xuống cái cằm nhọn hoắt. Nó ở Canada nên Halloween rầm rộ lắm, cả lũ nô nức tô vẽ cho nhau rồi ồn ã kéo nhau đi chơi bời nhảy nhót. Mà không phải chỉ canada, Halloween đã lan ra các nước khác bằng vết dầu loang của văn hóa mỹ. Thanh niên thích những hoạt động giải trí bề nổi: có bữa tiệc hóa trang đẫm máu lạ mắt. Trẻ con thích tưởng tượng và những câu truyện cổ tích: có phù thủy, thần tiên và ma quái. Văn hóa giải trí mỹ đi kèm với những chiến lược marketing đưa Halloween ra khắp thế giới.

nghĩa trang, lễ toussaint

Fête des morts

Ở Pháp này thì những ngày đầu tháng 11 vẫn là lễ Toussaint, ngày hội các thánh trong đạo Catholique và các hoạt động tưởng niệm người đã khuất. Ma quỷ được kinh doanh hóa như Halloween thì vui, chứ ngày lễ thánh thì buốn thỉu buồn thiu và chỉ dành cho con chiên ngoan đạo trong nhà thờ. Toussaint nghỉ lễ nên không khí càng vắng lặng như tỉnh lẻ mất điện. Dân Pháp có thành ngữ “le temps de Toussaint” để nói về thời tiết vào cái dịp này, trời không mưa, nhưng lành lạnh xám xám và u ám lắm. Tháng 11 uể oải cũng là thời điểm chuyển giao mùa, khi người ta vặn ngược chiếc đồng hồ lại một giờ để ngăn màn đêm sụp xuống nhanh hơn và chuẩn bị cho một mùa đông đang đến.

“The winter is coming” slogan của gia tộc Stark, báo hiệu đêm đen đằng đẵng và ẩn chứa những nỗi sợ hãi siêu nhiên mà con người phải đối mặt. Có lẽ Phương Bắc luôn mang đến cái lạnh và những điều ma quái trong tư tưởng của cái nền văn minh xuất phát từ Hy La này. Lễ hội các thánh chỉ là một chỉ dụ của giới giáo sắc trung cổ, đằng sau nó, Lễ hội cho người chết mới đúng là nguyên gốc của một phong tục đến từ miền tây bắc lạnh giá.
Trước khi Đề quốc La mã bành trướng từ phía Nam lên thì phần lớn ở Anh, Pháp, Tây Ban nha chịu ảnh hưởng văn hóa Celtique, Nguồn gốc của Halloween hay Toussaint được kể lại là bắt nguồn từ lễ Samain của người Celtes, khi ngày bắt đầu ngắn dần “chưa cười đã tối” cũng là thời điểm năm mới trong phong tục người ai len cổ. Đó là lúc cánh cửa thông giữa hai thế giới mở ra cho những bóng ma lảng vảng xuống nhân gian và diễn ra sự gặp gỡ giữa hai thế giới.
Sự gặp nhau giữa người sống và người đã khuất là sự lý giải cho La Fête des Morts, lễ hội người chết, là lúc để cho các gia đình người pháp ra nghĩa địa phủ những cánh hoa cúc lên nấm mộ người thân đã mất. Mặc dù diễn ra ngay sau ngày Toussaint và ít nhiều được Nhà thờ khoác lớp áo tôn giáo, Tuy nhiên Fête des morts trở nên phổ biến từ thế kỷ 19 mang bản chất thế tục hoàn toàn. Cũng như tưởng nhớ người đã khuất là đặc điểm chung của mọi xã hội.

Nghĩa trang Lyon

Nghĩa trang Loyasse

Cái chết như Edgar Morin khẳng định là thuộc tính riêng của con người. Cái chết là thứ phân biệt giữa con người và động vật. Như tất cả các sinh vật khác, con người phải chết. Nhưng khác với sinh vật khác, con người từ chối cái chết trong niềm tin rằng sẽ có một thế giới khác.
Thế giới khác thì còn tùy thuộc vào hình dung của tôn giáo, nhưng nghĩa trang ở đây đúng là một Khu phố của người chết. “Đơn vị ở” này được quy hoạch quy củ, với đường phố rõ ràng. Những nghĩa trang nổi tiếng như Père-Lachaise có phân lô đánh số nhà và địa chỉ đầy đủ, có bản đồ chi tiết cho ai muốn thăm viếng. Kiến trúc từng ngôi mộ cũng khác nhau và độc đáo, chăm hoa đua nở ra phết. Nghĩa trang hóa ra cũng là một điểm du lịch độc đáo.

Ở Lyon cũng có một nghĩa tranh cổ kính tương tự là Cimetière de Loyasse, cũng được coi là nghĩa trang Père- Lachaise thứ hai. Không có Jim Morrison hay Édith Piaf, nên nghĩa trang cũng ít khách. Mặc dù có vẻ như thành phố muốn quảng cáo nơi đây thành một điểm văn hóa giàu tính lịch sử bằng cách thực hiện một chương trình kỷ niệm 200 năm thành lập nghĩa trang này kéo dài trong cả tháng 10 vừa qua. Một loạt chương trình văn hóa và tham quan như triển lãm tranh, hòa nhạc, tour đi dạo giới thiệu theo chuyên đề diễn ra tại nghĩa trang này. Tất nhiên triển lãm tranh ảnh cũng toàn về chủ đề thế giới bên kia, còn hòa nhạc thì toàn jazz với giao hưởng nhẹ nhàng chút chút thôi.

Advertisement

2 bình luận

  1. […] Cái chết như Edgar Morin khẳng định là thuộc tính riêng của con người. Cái chết là thứ phân biệt giữa con người và động vật. Như tất cả các sinh vật khác, con người phải chết. Nhưng khác với sinh vật khác, con người từ chối cái chết trong niềm tin rằng sẽ có một thế giới khác. …  […]

  2. […] theo Fête des Morts như trong bài viết trước  để hướng về những người bên kia thế giới, thì tháng 11 lại tiếp tục […]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: