Di sản đô thị và người dân – Bảo tàng đô thị Tony Garnier

Quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng là một mục tiêu thường gặp hiện nay trong các dự án tái định cư đô thị. Tuy nhiên người dân vẫn chỉ tham gia ở mức được hỏi ý kiến góp ý hoặc một sự đồng thuận. Người dân vẫn chưa phải một chủ thể chính tham gia trong các dự án.
Câu chuyện hôm nay của Blog lại là một dự án tái định cư của Lyon, được thực hiện cho khu phố Etat-Unis, quận 8. Trong đó người dân tham gia vào dự án, thông qua danh nghĩa một hiệp hội, trực tiếp bảo vệ quyền lợi của họ mà còn xây dựng cho thành phố một di sản văn hóa có ý nghĩa.

Lịch sử khu phố này vốn do Tony Garnier thiết kế từ năm 1933, theo mô hình thành phố công nghiệp của ông. (Về lịch sử và quá trình hình thành xin xem thêm bài viết này). Khu phố lúc đầu thiết kế cho tầng lớp công nhân, theo đúng các nguyên tắc của kiến trúc hiện đại như đơn giản, thông thoáng, công năng hợp lý.
Tuy nhiên sau 40-50 năm sử dụng không được giữ gìn cải tạo, cùng với sự phát triển của xã hội. Khu vực trở nên xuống cấp trầm trọng, và thiếu những tiện nghi thời đại (chẳng hạn như thang máy). Trên báo chí, khu vực này luôn xuất hiện với hình ảnh như một Quartier coupe-gorge (cắt cổ) để ám chỉ một khu vực nguy hiểm, nên hạn chế qua lại do sự hoạt động của những băng đảng tại đây những năm 1970.

Phá bỏ, đó dường như là một lý thuyết chung của các thành phố đối với những khu vực nhạy cảm. Lyon đã từng phá bỏ nhiều khu vực có kiến trúc hiện đại tương tự như thế ở các nơi khác. Nhìn rộng ra Pháp, Mỹ và nhiều nước khác cũng lựa chọn giải pháp này, khi những vấn đề xã hội trở nên trầm trọng thì việc xóa đi làm lại một góc tối nào đó của đô thị là lựa chọn dễ dàng nhất của chính quyền.

Để bảo vệ mình, người dân nơi đó đã nhóm họp vào một tổ chức có tên gọi Hội đồng những người thuê nhà (Comité des locataires) vào năm 1983 và kêu gọi thành phố thực hiện cải tạo khu vực này. Sự liên hiệp của người dân khiến thành phố bắt buộc phải suy nghĩ, nhưng vẫn cần một lý do có sức nặng để thuyết phục những người giữ ngân sách và các ông chủ tham gia.
Và vẫn là người dân đưa ra giải pháp. Ý thức được đặc trưng của khu phố mình, khu ở ra đời từ mô hình thành phố công nghiệp lý tưởng của Tony Garnier, người dân đã tìm gặp những nghệ sỹ của Xưởng thiết kế Cité de la Création để cùng nhau xây dựng ý tưởng biến toàn bộ khu phố thành một bảo tàng ngoài trời mang tên Bảo tàng đô thị Tony Garnier (Musée Urbain Tony Garnier).

Theo ý tưởng đó thì bên cạnh việc khôi phục sửa chữa những toàn nhà đã xuống cấp như thiết kế ban đầu của Tony Garnier, 25 bức tranh tường vĩ đại sẽ được vẽ lên trên nền của các toàn nhà đó để tôn vinh những thiết kế của người kiến trúc sư này.
Cả khu vực trở thành một bảo tàng về kiến trúc và quy hoạch khổng lồ, sống động.
Thành phố đã bị thuyết phục, và dự án tái định cư kéo dài 12 năm với tổng mức đầu tư khoảng 43 triệu euro được rót vốn.
Không chỉ thành phố cả Unesco cũng bị thuyết phục, năm 1991, dự án được vinh danh trong “Thập kỷ thế giới về phát triển văn hóa” do dự án đã “cải thiện mà còn làm phát triển các khát vọng văn hóa”.

Đó là sự ghi nhận của Unesco sau khi nghiên cứu kỹ dự án Bảo tàng đô thị Garnier. Vì nội dung trong các bức tranh tường được vẽ nên, ngoài việc thể hiện lại các bản phác thảo trước kia của Tony Garnier về “thành phố công nghiệp”, các nghệ sỹ còn tiếp tục theo đuổi đề tài mà vị kiến trúc sư tài ba luôn mơ ước xây dựng: Đô thị lý tưởng. Lần lượt các bức vẽ Đô thị lý tưởng Ai cập, đô thị lý tưởng Ấn độ, Đô thị lý tưởng ở Mexique, ở Mỹ, ở Nga, ở Bờ biển Ngà, Trung Quốc như nối tiếp những khát vọng về một “thành phố lý tưởng” trên khắp toàn cầu.

Tự cứu lấy mình, làm nổi bật di sản của khu vực, tôn vinh một tư tưởng lớn và sáng tạo ra một không gian văn hóa độc đáo, đó là những gì người dân khu vực đã làm được trong một dự án cải tạo môi trường sống của chính họ.

quartier etats unis 1Une_partie_de_petanque_dans_le_quartier_des_Etats-Unis_Claude_EssertelDSC09980
DSC09983DSC09984DSC09985DSC09986DSC09992DSC09995
DSC09999DSC00001DSC00003DSC00005DSC00006DSC00010
DSC00011DSC00012DSC00016DSC00017DSC00019DSC00023

Cité Tony Garnier, un album sur Flickr.

Advertisement

3 bình luận

  1. […] Quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng là một mục tiêu thường gặp hiện nay trong các dự án tái định cư đô thị. Tuy nhiên người dân vẫn chỉ tham gia ở mức được hỏi ý kiến góp ý hoặc một sự đồng thu…  […]

  2. Sáng kiến tuyệt vời 🙂

  3. […] tạo ra những điểm nhìn thú vị trong thành phố (Xem thêm bài viết trước về khu Cité Industrielle của Tony Garnier đã nhắc đến tranh tường và tổ chức này). Sau 499 bức tranh tường chỉ đơn […]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: